Tin vào công dụng bổ thận, kiện gân cốt, trừ phong thấp, đặc biệt là công dụng tráng dương cực tốt cho cánh đàn ông, chị Thanh (43 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội) quyết tâm bỏ công sức săn lùng bằng được 5kg ba kích về ngâm rượu cho chồng uống hàng ngày.
Chị Thanh tâm sự, cách đây khoảng gần 1 năm, chuyện “chăn gối” của vợ chồng chị bắt đầu “nhạt” dần, cả tháng hai vợ chồng không thèm động đến nhau mà không rõ nguyên nhân. Đến khi đem câu chuyện của mình kể cho mấy chị em đồng nghiệp cùng trang lứa, chị Thanh được mách nước mua “thần dược" ba kích về ngâm rượu cho chồng uống.
Thấy vậy, chị lên mạng tìm hiểu và đặt mua ngay 5kg ba kích rừng với giá 350.000 đồng/kg. Sau đó, mất cả ngày trời ngồi bóc bỏ lõi đến phồng rộp cả tay, bóc xong lại lại hì hục đem rửa sạch, chờ ráo nước rồi đổ rượu vào ngâm, hạ thổ đúng 100 ngày rồi mới khui lên cho chồng uống tẩm bổ.
Những hũ ba kích ngâm là niềm ao ước của nhiều quý ông |
Chị Thanh cho biết, chồng chị mới uống thử được nửa tháng nay, mỗi tối uống một chén với hy vọng chuyện “chăn gối” của vợ chồng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Cùng chung cảnh ngộ, chị Phương ở Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đầu tư hàng triệu đồng mua ba kích về ngâm rượu cho chồng uống, mong cứu vãn chuyện “chăn gối”.
Chị kể, vợ chồng chị cưới nhau mới được chưa đầy 2 năm, nhưng “khoản ấy” của chồng chị cực yếu. Từ lúc cưới nhau đến giờ, số lần “mặn nồng” chỉ đếm trên đầu hai bàn tay. Đặc biệt, khi “yêu” chưa lên “cao trào” đã lại “ỉu xìu”.
Đau đầu với chuyện “chăn gối”, chị lần mò lên mạng tìm hiểu các loại thần dược bổ dương thì thấy một vài người nói sâm ba kích chính là thần dược số 1.
Nghe vậy, chị nhờ bạn bè mua hẳn 10kg ba kích rừng Tây Bắc để về ngâm rượu cho chồng uống dần.
“Mọi người bảo 1kg ba kích ngâm với 5 lít rượu (loại 40 độ) nhưng để nhanh phát huy tác dụng, 5 lít rượu tôi ngâm hẳn 2kg ba kích”. Chị nói và cho biết, 10kg ba kích chị mua về ngâm được với 25 lít rượu, hạ thổ đến nay đã được gần 3 tháng. Giờ chỉ chờ cho đúng độ thì đào đất lấy rượu lên cho chồng tẩm bổ.
'Thần dược phòng the' chỉ là cây ruột gà
Được cho là loại “thần dược” số một để tăng cường “chuyện phòng the” nên sâm ba kích được rất nhiều người ưu chuộng. Theo đó, sâm ba kích được bày bán tràn lan trên “chợ mạng” với mức giá từ 120.000-300.000 đồng/kg tùy loại.
Điều đặc biệt, từ loại giá rẻ đến giá đắt, tất cả đều được quảng cáo là ba kích rừng xịn hay ba kích Quảng Ninh xịn.
Tuy nhiên, trên thị trường đa phần đều là ba kích trồng, ba kích Trung Quốc hay ba kích giả từ cây ruột gà (như trong hình) |
Liên hệ chị Lương, một mối chuyên ba kích rừng ở Hà Nội, PV được người bán này quảng cáo: “Công dụng thì em biết rồi. Nhưng ba kích của chị đều là hàng rừng Tây Bắc, Quảng Ninh xịn, giá có thể nói là rẻ nhất thị trường, chỉ 200.000 đồng/kg. Nếu em mua, chị sẽ chuyển hàng cho em ngay ngày hôm nay, số lượng bao nhiêu cũng có”.
Để khẳng định ba kích của mình là hàng chuẩn, chị Lương còn nói thêm: “Hàng của chị tươi rói, toàn là 5 năm tuổi, chị phải gom rất nhiều mối ở Tây Bắc, Quảng Ninh về”.
Ba kích rừng thuộc hàng hiếm, giá đắt và thường phải đặt hàng trước
|
Trong khi đó, trao đổi với PV VietNamNet, anh Trần Thế Cường, một đầu mối chuyên buôn ba kích rừng ở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) khẳng định: “Ba kích đúng là có tác dụng tráng dương, bổ thận… Nhưng, với giá chỉ từ 100.000-300.000 đồng/kg thì không phải ba kích rừng”.
Theo anh Cường, trên thị trường có rất nhiều loại ba kích như: ba kích rừng (hàng hiếm, không có sẵn) giá rẻ nhất cũng phải ở mức 400.000-500.000 đồng/kg, ba kích Trung Quốc, ba kích trồng và ba kích Tây Bắc giá thường rất rẻ, chỉ vào khoảng 80.000-150.000 đồng tùy loại. Tuy nhiên, khi bán mọi người thường biến chúng thành ba kích rừng để kiếm lời vì ba kích rừng là loại tốt nhất.
Anh Cường cũng tiết lộ, loại ba kích Tây Bắc thật ra không phải ba kích. Nó chỉ là cây viễn chí hay còn được gọi với cái tên là cây ruột gà. Người dân tộc vùng Tây Bắc vào rừng thấy củ của cây này có hình dạng giống hệt với củ ba kích nên lấy về bán và nói là ba kích rừng Tây Bắc.
“Cây ruột gà bên ngoài giống hệt ba kích nhưng bên trong chúng lại có màu tím, vỏ mềm, khi ngâm rượu sẽ phai ra màu tím đỏ chứ không phải màu tím đen giống như ba kích rừng xịn”. Anh Cường nói và cho biết thêm, ba kích rừng anh bán vỏ cứng nên khi bóc ba kích tay thường bị phồng rộp. Khi ngâm, rượu ba kích sẽ có màu tím đen xì.
Khách muốn mua ba kích rừng xịn thường có ở các vùng Ba Chẽ, Tiên Yên (Quảng Ninh), khách muốn mua cũng phải đặt trước mới có, anh Cường nói.
Cũng theo anh Cường, nếu mua ba kích Tây Bắc và ba kích khô (loại thường đã bị đem đi chiết xuất lấy cao ba kích) về ngâm rượu thường không có chất, uống sẽ không có tác dụng.
Lâm Mộc
Bạn có thể xem thêm: Chi phí Vá màng trinh 2016 | Vá màng trinh bao lâu thì lành | Dấu hiệu nhận biết rách màng trinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét