Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Bi kịch chồng hồi xuân, vợ mãn kinh: Tìm cách cho chồng 'yếu đi'

Phụ nữ vào tuổi mãn kinh người bốc hoả, mệt mỏi đặc biệt không có nhu cầu cho chuyện chăn gối. Trái lại ông chồng đang ở độ tuổi hồi xuân.

Dựng giường đuổi nhau giữa đêm khuya

Bà Vụ Thảo Nguyên 47 tuổi trú tại Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đau khổ tìm đến bác sĩ xin bác sĩ có bài thuốc nào làm cho chồng “yếu đi” được không.

Bà Nguyên kể khoảng 2 năm nay bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, bà Nguyên cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu hay cáu gắt. Thi thoảng, bà thấy người nóng phừng phừng mà không rõ nguyên nhân.

Cuộc sống của bà trở nên bế tắc khi tác dụng của tuổi tiền mãn kinh thể hiện quá rõ. Trong chuyện ấy, bà không có nhu cầu. Chuyện ấy luôn rơi vào bi kịch vì bà thấy đau, rát nên tìm cách tránh chồng.

Còn chồng bà thì hừng hực khí thế. Hơn vợ hẳn 7 tuổi nhưng lúc nào ông cũng cảm thấy thiếu chuyện ấy. Vợ không chiều ông giận dỗi. Bà cũng gượng gạo coi như không biết gì bảo ông ra ngoài “giải quyết” nhưng ông không đồng ý.

Ông đang là cán bộ giờ ra ngoài sơ xuất cái mất chức như chơi. Hơn nữa, tình cảm ông rất yêu và thương vợ. Muốn là tấm gương cho con cái. Nhưng nhu cầu sinh lý thì không thể thắng được ý chí của người đàn ông tuổi 50 này.

Bà và ông ngủ riêng giường. Để đuổi theo sự trốn tránh của vợ, ông đã dựng giường lên coi như giường hỏng để bà phải ngủ chung với chồng. Nhiều đêm, ông vào phòng ngủ với bà thì bà lại tìm cách chạy ra chỗ khác. Bà quy định mỗi tháng 3 lần nhưng chồng lại không đồng ý. Chuyện trở nên bi hài khi đêm khuya ông vẫn đuổi bà để kéo vào ngủ chung với vợ.

Bi kich chong hoi xuan, vo man kinh: Tim cach cho chong 'yeu di'
Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội kể khi được người vợ đề cập bài thuốc làm thế nào để “yếu” đi ông chỉ cười “bác sĩ chữa cho bệnh nhân khoẻ chứ không ai chữa khoẻ thành yếu”.

Đó chỉ là câu nói tếu táo của bác sĩ về cơ bản ông phải khuyên người bệnh của mình về tâm lý.

Nếu thực sự muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình để chồng yên tâm công tác người vợ có thể sử dụng thêm một vài loại thuốc hỗ trợ và chia sẻ những gì họ đang gặp phải trong chuyện sức khoẻ sinh lý. Không nên giữ kỹ để đôi bên không có sự đồng cảm, dẫn đến những cảnh tượng như trên.

Chồng chửi chỉ vì vợ mãn kinh

Trường hợp của bà Trần Thị Miền trú tại Đống Đa, Hà Nội thì bi đát hơn. Bà Miền kể ngày xưa, hai vợ chồng không bao giờ cãi nhau nhưng khoảng hai năm trở lại đây đời sống vợ chồng bị trục trặc vì bà bước vào tuổi mãn kinh.

Chồng bà lại vào tuổi hồi xuân còn bà vào lúc xế chiều. Chuyện chăn gối trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Bà tìm cách chạy trốn còn ông thì tìm cách yêu cầu vợ phải chiều mình.

Điều khó nói nhất là vợ chồng bà sống cùng nhà với vợ chồng con gái. Nhưng đến tối là người chồng lại chửi vợ, ông ta cho rằng bà đi làm rồi cặp với người khác.

Bà thường cố thức để ông ngủ say bà mới dám vào ngủ nhưng có hôm bà khéo léo chờ ông ngủ say mới lên giường vẫn bị ông chửi. Mỗi lần bố mẹ vợ cãi nhau, vợ chồng trẻ không hiểu gì nhưng bà cảm thấy mệt mỏi, xấu hổ.

Chuyện lúc bình thường thì ông hiểu lắm, bà nói về tình trạng bốc hoả của mình, ông có vẻ thông cảm nhưng đến lúc ông uống chén rượu hay muốn được gần vợ mà bà không chiều là ông chửi.

Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà cho biết có đến có tới 70-80% phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm nhu cầu tình dục... nhưng đa số họ thường chấp nhận sống chung với những trục trặc này mà không biết bác sĩ có thể giúp họ cải thiện.

Ở độ tuổi 45 - 50 ở nữ giới tuyến nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormone sinh dục (estrogen và progesteron) giảm dần, khả năng sinh sản giảm. Triệu chứng như chóng mặt, bốc hỏa, không ham muốn tình dục... Bác sĩ Dung kể có những bệnh nhân khi đến phòng khám họ đã bị chứng rối loạn tiền mãn kinh cả chục năm.

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng đó các bác sĩ cho dùng các loại hormone thay thế. Tuy nhiên thuốc nào cũng có 2 mặt tác động xấu và tốt vì vậy trước khi dùng các loại hormone thay thế người ta phải kiểm tra hết các cơ quan có liên quan để loại trừ các yếu tố nguy cơ, phải theo dõi định kỳ để phát hiện những bất thường. Nhiều người khi sử dụng thuốc thấy tác dụng phụ sợ không dám dùng tiếp.

Phương Thúy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét