Chuẩn bị đủ kiến thức, nhờ sự giúp đỡ của người thân và tin vào nội lực bản thân... là những bí quyết giúp mẹ sinh nở dễ dàng.
Theo các chuyên gia sản khoa đại học California, Mỹ thì một trong những lý do giúp bà bầu vượt cạn dễ dàng, "mẹ tròn con vuông" là nội lực của chính bản thân những người trong cuộc, trong đó nên trọng tâm đến một số bí quyết đơn giản dưới đây:
Tình trạng sung sức
Trước tiên để rút ngắn giai đoạn đau đẻ, dễ đẻ, ít gặp sự cố khi sinh con là tình trạng sức khỏe của bản thân sản phụ. Để làm được điều này khi mang thai, phụ nữ nên ăn uống cân bằng khoa học, đủ chất và duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập thể thao và hạn chế sử dụng các loại thuốc chữa bệnh. Có thể áp dụng các bài tập đơn giản như làm việc nội trợ, đi bộ, bơi, các bài tập theo khuyến cáo phù hợp với sức khỏe của từng giai đoạn mang thai.
Tham gia học tiền sản
Lợi ích của việc tham gia lớp tập huấn cho những người đang mang thai là rất hữu ích, giúp cho các bà mẹ làm quen dần với các kỹ năng sau này, bớt lo lắng và phòng tránh những bất trắc có thể xảy ra. Nên tìm và tham gia những lớp tập huấn nhỏ, khoảng dưới 10 cặp vợ chồng, vừa học vừa tư vấn bác sĩ, không nên ngại, chủ động đưa ra những câu hỏi bản thân chưa hiểu, nhất là tham gia các lớp học do những người có nhiều kinh nghiệm, được cấp phép và nhiệt tình đảm nhận.
Nhờ sự giúp đỡ
Theo các chuyên gia ở Trung tâm Sản phụ Mỹ (AOG) thì sự giúp đỡ của những người thân đóng vai trò quan trọng, giúp cho bà bầu có thể an tâm khi vượt cạn, giảm đau và nhiều lợi thế khác. Theo nghiên cứu của AOG thì những bà bầu được cha mẹ, vợ chồng, bạn bè giúp đỡ tận tình sẽ giảm tới 50% khả năng phải mổ, giảm 30% phải sử dụng thuốc giảm đau và có thời gian đau đẻ rút ngắn tới 25%... Vì lý do trên mà trước khi sinh bà bầu cần lập danh sách cụ thể và được tiếp nhận sự hỗ trợ cần thiết này.
Tự quản lý cơn đau
Thông thường, những phụ nữ mang thai lần đầu thời gian đau đẻ cho đến khi sinh kéo dài khoảng 12-14 giờ. Biết trước được khó khăn trên mọi người sẽ có những cách làm riêng để tự quản lý, vượt qua cơn đau. Khi cơn đau co thắt đầu tiên xuất hiện, sản phụ sẽ bị đau lưng, tiếp đến là chuột rút bụng dưới. Đây là hiện tượng bình thường, nên hít thở sâu để giảm đau và sẵn sàng chờ đợi những cơn đau tiếp. Biết trước những gì sẽ xảy ra sẽ giúp cho sản phụ thêm can đảm, đỡ đau hơn, không nên ỉ lại vào những người xung quanh để làm cho tình hình thêm trầm trọng.
Chuẩn bị đủ kiến thức, nhờ sự giúp đỡ của người thân và tin vào nội lực bản thân... là những bí quyết giúp mẹ sinh nở dễ dàng. (ảnh minh họa)
Chú ý về ăn uống
Ở giai đoạn đau đẻ đầu tiên mẹ nên ăn nhẹ, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tránh ăn thực phẩm giàu mỡ, cứng khó tiêu hoặc ăn quá no sẽ gây nôn ói khi đau đẻ. Co bóp khi đau đẻ tạo ra những cơn thở dốc, đây cũng là nguyên nhân đẩy thức ăn, nhất là dịch lỏng ra ngoài. Cơ chế này là tự nhiên và cũng là cách để rút ngắn thời gian đau đẻ (trung bình khoảng nửa giờ). Vì vậy chuyên môn khuyến cáo khi đau đẻ nên uống nhiều nước lọc, vừa giúp giảm đau lại có tác dụng chống mất nước cho cơ thể.
Ngồi trong bồn tắm
Đau đẻ kéo dài hàng tiếng đồng hồ nên mọi người có thể tìm những giải pháp tình thế để giảm đau trong đó có liệu pháp ngồi trong bồn tắm nước ấm bằng những tư thế khác nhau có các dòng nước chảy đổi chiều và sự trợ giúp của người thân sẽ giúp thư dãn, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Mát- xa
Theo nghiên cứu của Viện y học Touch (TRI) thuộc ĐH y khoa Miami (Mỹ) thì trong giai đoạn đau đẻ nếu sản phụ được mát-xa bởi người quen nhất là chồng sẽ giảm được đau cao hơn so với những người không qua liệu pháp này. Ngoài tác dụng trực tiếp, liệu pháp nói trên còn mang tính hỗ trợ, giúp người trong cuộc an tâm hơn không sợ "vượt cạn mồ côi một mình". Tốt nhất là mát-xa phần vai, cổ, thắt lưng... tóm lại là ở những vùng có độ co cơ lớn.
Không nên nằm nhiều
Theo khuyến cáo của giới sản khoa thì khi đau đẻ phụ nữ không nên nằm mà nên đứng, bởi khi đứng trọng lực, đặc biệt là bào thai sẽ chuyển dần xuống phía dưới, rút ngắn thời gian đau khi đầu đứa trẻ dần quay xuống dưới, làm cổ tử cung mở rộng. Thay vì nằm, có thể đứng, quỳ, hay ngồi xổm ..., đây là những thao tác có thể rút ngắn giai đoạn đau chứ không phải là giảm đau mang tính tình thế như khi nằm trên giường.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu sản phụ có sức khỏe tốt có thể chủ động sinh con, không nhất thiết phải dùng thuốc giảm đau, việc sử dụng giảm đau, thuốc gây tê vv... sẽ do bác sĩ quyết định và cũng nên nhớ rằng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp giảm đau không làm cho hết đau mà chỉ mang tính hỗ trợ, nên những người trong cuộc cần bình tĩnh, chủ động với quyết tâm cao.
Liệu pháp thở
Trước khi sinh, nhất là giai đoạn đau đẻ các bác sĩ thường khuyến cáo sản phụ cách thở. Những kiểu thở này giúp tập trung cao độ để giảm đau. Ví dụ khi có những cơn co thắt thì nên thở thở sâu, còn khi chuột rút nên dùng cách thở chậm, chuyển suy nghĩ sang một hướng khác, nghĩ về những hình ảnh lạc quan, vui vẻ. Ví dụ về người thân, về một điệu nhạc hay bài hát hay vv...tất cả những việc làm này sẽ chuyển hướng suy nghĩ, "đánh lạc hướng" cơn đau và giúp rút ngắn cơn đau mà bản thân đang phải đối mặt.
Nguồn: Sưu tầm
Bạn có thể xem thêm: Vá màng trinh | Vá màng trinh bao lâu thì lành | Phẫu thuật màng trinh ở đâu đẹp an toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét