Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Mẹo để giúp bạn hết lở miệng chỉ trong 1 đêm

Mẹo để giúp bạn hết lở miệng chỉ trong 1 đêm, hãy bỏ túi để dùng khi cần nhé mọi người!
Nhiệt miệng luôn khiến bạn phải nhăn mặt mỗi khi vô tình chạm vào các vết loét trong miệng. Để “đánh bay” nhiệt miệng một cách nhanh chóng hãy làm áp dụng các cách sau:


Nhiệt miệng luôn khiến bạn phải nhăn mặt mỗi khi vô tình chạm vào các vết loét trong miệng. 

Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả

- Dùng túi trà lọc: Sau khi dùng xong hãy giữ lại túi trà và chườm lên vùng miệng cần làm lành, giữ một lúc rồi mới rửa sạch. Trong trà có chất giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng. 

- Dùng nha đam: Đặc tính kháng khuẩn của nha đam giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở, đồng thời thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước.

- Sữa tươi: Thoa một ít sữa lên môi hoặc vùng bị lở, giữ một lúc rồi sửa sạch.

- Dùng tỏi: Ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, đợi một lúc rồi rửa sạch bằng nước.

- Nước muối loãng: Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

- Nước cốt dừa: Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

Phòng tránh nhiệt miệng

- Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.

- Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

- Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

- Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện, có khi phải chẩn đoán nguyên nhân bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn, nấm, xét nghiệm tế bào học... Ở trẻ em đang bú mẹ hay người bị suy giảm miễn dịch, hoặc có thói quen uống sữa cũng có thể gây loét lưỡi, miệng; cũng có thể do nấm mà thường gặp loại nấm candida abical. Do vậy nếu không được trị liệu kịp thời làm bệnh phát triển khiến trẻ bú khó khăn, thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây tiêu chảy, sống phân...Các bạn hãy lưu lại để dùng khi cần nhé!

Nguồn: sưu tầm

Bạn có thể xem các tin mới:   Dấu hiệu nhận biết rách màng trinh | Vá màng trinh bao lâu thì quan hệ được?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét